Đóng

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm hơn 90% trong tổng số ca mắc ung thư về tuyến nội tiết hiện nay, và tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong cộng đồng, nhất là ở nữ giới. Bệnh thường diễn tiến thầm lặng, đa phần được tình cờ phát hiện khi siêu âm hoặc khám sức khỏe, có rất ít dấu hiệu nhận biết cho đến khi nó di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vậy ung thư tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách đều trị bệnh ra sao? Hãy cùng nhà thuốc Thọ Xuân Đường đi tìm câu trả lời nhé!

Ung thư tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Ung thư tuyến giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể, nó nằm ở giữa cổ gồm 2 thùy giáp nối với nhau qua eo giáp trạng, chức năng chính là sản xuất ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.

Ung thư tuyến giáp (Thyroid cancer) xảy ra khi những tế bào bình thường của tuyến giáp biến đổi và phát triển một cách bất thường không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể, từ đó hình thành khối u ác tính.

Có mấy loại ung thư tuyến giáp?

Dựa theo kết quả giải phẫu bệnh học, các chuyên gia chia ung thư tuyến giáp thành nhiều thể khác nhau.

Ung thư tuyến giáp thể nhú: Chiếm khoảng 70-80% tổng số trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Tiên lượng của ung thư tuyến giáp thể nhú khá tốt, do thể bệnh này tiến triển chậm. Theo thống kê tỉ lệ sống trên 10 năm từ khi phát hiện bệnh lên tới hơn 90%.

Ung thư tuyến giáp thể nang: Theo thống kê khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ung thư tuyến giáp là thể nang. Tiên lượng tương đối tốt. Tỉ lệ sống > 5 năm khoảng hơn 80%. Tùy theo mức độ xâm lấn, di căn của các tế bào ung thư mà tỉ lệ sống có thể giảm thấp hơn.

Ung thư tuyến giáp thể tủy: Dạng ung thư này chiếm tỷ lệ 3-5% tổng số bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Có thể gặp ở cả trẻ em, và thường có tính chất gia đình. Thể bệnh này tiên lượng kém hơn, tỉ lệ sống > 5 năm khoảng 50%. Các yếu tố như tuổi, di căn, xâm lấn khiến tỉ lệ sống giảm thấp hơn. Đặc biệt thể bệnh này không dùng iod phóng xạ được do u không bắt iod.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Tỉ lệ mắc ung thư này khá ít, chiếm khoảng < 3% trong tổng số ung thư tuyến giáp. Thể bệnh này phát triển rất nhanh, xâm lấn, tiên lượng xấu. Đa phần bệnh nhân tử vong sau chẩn đoán khoảng 1 năm.

Nguyên nhân gây bênh ung thư tuyến giáp

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến giáp, mà chỉ xác định được 1 số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể làm khởi phát bệnh như:

Yếu tố di truyền

Theo thống kê, khoảng gần 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột) mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được lí do và nguyên nhân nào dẫn tới sự di truyền này.

Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone

Bệnh hay gặp ở người trong độ 30-50 tuổi và thường là nữ giới với tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới. Sự chênh lệch giữa hai giới là do yếu tố hormone đặc thù ở nữ và quá trình mang thai đã kích thích quá trình hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp. Một số phụ nữ bị viêm giáp sau sinh có thể do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể gây suy giáp tạm thời.

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn

Hệ miễn dịch của cơ thể có chức năng chính là giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Hệ miễn dịch của cơ thể càng mạnh thì sức khỏe càng tốt và ngược lại, khi hệ miễn dịch suy yếu khiến tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus, nấm,… có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp.

Tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp khác

Những người có tiền sử mắc basedow, bướu cổ, suy giáp, viêm giáp mạn tính… đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.

Chế độ ăn thừa hoặc thiếu iod

Chế độ ăn thừa hay thiếu iod đều có thể gây ra các rối loạn ở tuyến giáp và phát sinh bệnh ung thư tuyến giáp

Các yếu tố môi trường

Môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm nặng, và 1 số nơi có nguồn phóng xạ nguy hiểm mà chúng ta không biết. Một số người bị nhiễm phóng xạ thời gian dài, hoặc làm việc ở nơi nhiều tia xạ như phòng chụp Xquang, CT… cũng có thể phát sinh bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến giáp

Nhìn chung căn bệnh này khá ít triệu chứng, các dấu hiệu thường không điển hình và dễ nhầm với các bệnh khác. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu gợi ý sau đây:

Khó nuốt hay nuốt vướng

Triệu chứng này thường gặp khi khối ung thư tuyến giáp to hoặc phát triển vào sâu bên trong, xâm lấn sang các cơ quan lân cận hoặc gây chèn ép vào họng, thực quản. Bệnh nhân có thể thấy nuốt đồ ăn trở nên khó khăn, cảm giác vướng mắc trong cổ họng rất khó chịu.

Khán tiếng, mất tiếng

Khi ung thư tuyến giáp chèn ép vào thanh quản, hoặc giai đoạn sau bệnh di căn gây tổn thương thanh quản có thể khiến bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nói khàn, hoặc mất tiếng.

Sờ hoặc nhìn thấy khối u

Khi sờ vào vùng tuyến giáp có thể một khối u to cứng chắc, nó có thể di động theo nhịp nuốt hoặc cố định trước cổ. Khi khối ung thư to và phát triển ở giai đoạn sau chỉ nhìn có thể thấy rõ khối u nổi gồ lên, hoặc cả vùng cổ thấy phình to

Một số dấu hiệu khác

Da vùng tuyến giáp có thể bị sần sùi, thay đổi màu sắc, thâm nhiễm, lở loét hoặc chảy máu. Ngoài ra có thể thấy xuất hiện các hạch di căn vùng cổ. Cơ thể cũng có thể mệt mỏi và hay khó chịu.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp?

Để chẩn đoán căn bệnh này chủ yếu dựa vào cận lâm sàng, vì triệu chứng lâm sàng không điển hình, chưa kể rất nhiều bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.

Siêu âm tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp giúp chẩn đoán được số lượng + hình dáng + đặc điểm của khối u tuyến giáp một cách khá chính xác. Dựa theo các dấu ấn trên siêu âm có thể định hướng ung thư tuyến giáp.

Xét nghiệm máu

Phương pháp này giúp chẩn đoán chức năng tuyến giáp thông qua xét nghiệm các hoocmon T3, T4, FT3, FT4 và TSH. Ngoài ra còn có xét nghiệm định lượng TG và Calcitonin giúp góp phần chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp

Phương pháp này giúp đánh giá hình ảnh chức năng của tuyến giáp, đánh giá tính chất của nhân tuyến giáp thuộc nhân nóng hay nhân lạnh, khả năng bắt iod của nhân giáp…

Sinh thiết tế bào qua kim nhỏ FNA

Phương pháp này giúp chẩn đoán phân biệt nhân lành tính và ác tính với độ chính xác từ 80 -90%. Thường được chỉ định ở các nhân giáp có kích thước >1cm hoặc các nhân có hình ảnh bất thường trên siêu âm bằng cách dùng 1 kim nhỏ chọc vào khối nhân tuyến giáp lấy ra một ít tế bào. Tiếp theo sẽ chuyển tế bào đó đi làm giải phẫu bệnh.

Sinh thiết toàn bộ khối u

Phẫu thuật cắt u và đem đi làm xét nghiệm. Giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scaner) và chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đây là phương pháp để đánh giá sự xâm lấn ung thư tuyến giáp vào cấu trúc lân cận và di căn hạch một cách cụ thể.

Các giai đoạn ung thư tuyến giáp

Hệ thống phân giai đoạn thường được sử dụng cho ung thư tuyến giáp là hệ thống TNM của AJCC (Ủy ban ung thư Hoa Kỳ). Đây là các hệ thống AJCC mới nhất có hiệu lực vào tháng 1 năm 2018 và áp dụng cho các bệnh ung thư tuyến giáp biệt hóa, không biệt hóa và dạng tủy.

Ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa (Dạng nhú hoặc dạng nang)

Ung thư tuyến giáp biệt hóa (dạng nhú hoặc dạng nang) ít gây tử vong ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Vì vậy, tất cả những bệnh nhân dưới 55 tuổi mắc ung thư loại này đều ở giai đoạn 1 nếu không có di căn xa và giai đoạn 2 nếu có di căn xa.

Giai đoạn 1

Bệnh nhân trẻ < 55 tuổi: Kích thước khối u tuyến giáp bất kỳ, có hoặc không lan sang các hạch bạch huyết kế cận, và không lan đến các cơ quan xa

Bệnh nhân >55 tuổi: Khối U không lớn hơn 2cm và giới hạn trong tuyến giáp, không lan đến các hạch bạch huyết gần đó và không lan đến các vị trí xa trong cơ thể. Hoặc khối U có kích thước từ 2cm – 4 cm, còn giới hạn trong tuyến giáp, không lan đến các hạch bạch huyết gần đó và không di căn xa.

Giai đoạn 2

Bệnh nhân trẻ <55 tuổi: Khối U có kích thước bất kỳ, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận nhưng đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, như các hạch bạch huyết xa, các cơ quan nội tạng, xương,…

Bệnh nhân >55 tuổi: Khối U không lớn hơn 2cm và giới hạn ở tuyến giáp, đã lan đến các hạch bạch huyết kế cận nhưng không lan đến các cơ quan xa. Hoặc khối U có kích thước từ 2cm – 4 cm, giới hạn ở tuyến giáp, đã lan đến các hạch bạch huyết kế cận nhưng không lan đến các cơ quan xa.

Hay khối U > 4cm nhưng chỉ giới hạn ở tuyến giáp hoặc xâm lấn đến các bó cơ quanh tuyến giáp, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, không lan đến các cơ quan xa.

Giai đoạn 3 với bệnh nhân >55 tuổi

Khối U lúc này có kích thước bất kỳ và đã phát triển lan rộng vượt ra ngoài tuyến giáp đến các mô kế cận ở vùng cổ, như thanh quản, khí quản, thực quản hoặc dây thần kinh thanh quản, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, không lan đến các cơ quan xa

Giai đoạn 4 với bệnh nhân >55 tuổi

Giai đoạn 4A: U có kích thước bất kỳ và đã phát triển rộng ra ngoài tuyến giáp về phía cột sống hoặc vào các mạch máu lớn gần đó, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, không lan đến các cơ quan xa

Giai đoạn 4B: U có kích thước bất kỳ, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, nhưng đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, như các nhóm hạch bạch huyết ở xa tuyến giáp, các cơ quan nội tạng như gan, phổi, xương,…

Ung thư tuyến giáp không biệt hóa

Tất cả các bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa đều được xếp vào giai đoạn 4, cho thấy sự phản ánh tiên lượng xấu đối với loại ung thư này.

Giai đoạn 4A: U có kích thước bất kỳ nhưng chỉ giới hạn trong tuyến giáp, không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, hông lan đến các vị trí xa

Giai đoạn 4B: U có kích thước hình dạng bất kỳ nhưng vẫn còn giới hạn trong tuyến giáp, các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó nhưng không lan đến các cơ quan xa. Hoặc U có kích thước bất kỳ và đã xâm lấn các bó cơ quanh tuyến giáp, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết gần đó nhưng không lan đến các cơ quan xa

Hoặc U không giới hạn kích thước, đã phát triển rộng ra ngoài tuyến giáp vào các mô cạnh bên ở vùng nhóm cơ cổ trước, thanh-khí quản, thực quản hoặc xâm lấn đến phía cột sống vào các mạch máu lớn gần đó, có thể hoặc không lan đến các hạch bạch huyết gần đó và không lan đến các cơ quan xa

Giai đoạn 4C: U có kích thước bất kỳ, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, như các hạch bạch huyết xa, các cơ quan nội tạng, xương,..

Ung thư tuyến giáp dạng tủy

Giai đoạn 1

U nhỏ hơn hoặc bằng 2cm và giới hạn trong tuyến giáp, không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, không lan đến các cơ quan

Giai đoạn 2

U lớn hơn 2cm nhưng không quá 4cm và giới hạn trong tuyến giáp, không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, không lan đến các cơ quan xa. Hoặc U > 4cm và giới hạn trong tuyến giáp hoặc bất kỳ kích thước nào mà xâm lấn ra ngoài tuyến giáp nhưng không liên quan đến các cấu trúc kế cận, không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, không lan đến các cơ quan xa.

Giai đoạn 3

U có kích thước bất kỳ và có thể xâm lấn ra ngoài tuyến giáp nhưng không liên quan đến các cấu trúc kế cận, đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ (cạnh khí quản, quanh khí quản, trước thanh quản, hoặc trung thất trên), không lan đến các hạch bạch huyết xa hoặc các cơ quan xa.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4A: U có kích thước bất kỳ và đã phát triển rộng ra ngoài tuyến giáp vào các mô kế cận ở vùng cổ, như thanh quản, khí quản, thực quản hoặc dây thần kinh thanh quản, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, không lan đến các cơ quan xa.

Hoặc U có kích thước bất kỳ và có thể phát triển bên ngoài tuyến giáp nhưng không liên quan đến các cấu trúc kế cận, đã lan đến một số hạch bạch huyết ở cổ như hạch cổ hoặc hạch tĩnh mạch cảnh, không lan đến các cơ quan xa.

Giai đoạn 4B: U có kích thước bất kỳ và đã xâm lấn về phía cột sống hoặc vào các mạch máu lớn gần đó, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, không lan đến các cơ quan xa.

Giai đoạn 4C: U có kích thước bất kỳ và có thể đã xâm lấn các cấu trúc kế cận, có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết kế cận, đã lan đến các cơ quan xa như gan, phổi, xương hoặc não.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Các phương pháp điều trị thường được sử dụng trong bệnh ung thư tuyến giáp gồm:

Phẫu thuật

Ung thư tuyến giáp thường có thể điều trị bằng phẫu thuật, các kỹ thuật bao gồm: Cắt một thùy và eo giáp trạng hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp.

Một số trường hợp đã di căn hạch cổ, ngoài cắt toàn bộ tuyến giáp người bệnh được lấy bỏ toàn bộ tổ chức hạch bạch huyết quanh tuyến giáp.

Liệu pháp thay thế hormone giáp trạng

Sau khi cắt tuyến giáp, người bệnh có thể cần dùng thuốc hormone tuyến giáp levothyroxine suốt đời. Thuốc này có hai lợi ích đó là nó cung cấp hormone bị thiếu mà tuyến giáp thường sản xuất và ngăn chặn việc sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH) từ tuyến yên. Nếu nồng độ TSH tăng cao có thể gây kích thích bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại tăng sinh phát triển.

Liệu pháp Iod phóng xạ

Phương pháp iod phóng xạ thường được ưu tiên sử dụng sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp để tiêu diệt toàn bộ những mô tuyến giáp lành xung quanh khu vực khối u và các vùng tế bào ung thư tuyến giáp siêu nhỏ còn sót lại không được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Chính vì vậy, điều trị bằng iod phóng xạ được sử dụng khi phát hiện tình trạng ung thư tuyến giáp tái phát.

Xạ trị ngoài

Liệu pháp xạ trị ngoài có thể được khuyến nghị điều trị trong trường hợp người bệnh không thể làm phẫu thuật và ung thư vẫn tiếp tục phát triển sau khi đã điều trị bằng iod phóng xạ. Liệu pháp xạ trị ngoài cũng được sử dụng sau phẫu thuật nếu người bệnh có nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp cao.

Hóa trị

Hóa trị ít được ưu tiên sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp, nhưng đôi khi nó được khuyên dùng cho những người bị ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa (anaplastic), và thường là cần kết hợp với xạ trị.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp điều trị tập trung vào những bất thường cụ thể có trong tế bào ung thư, từ đó có thể khiến các tế bào ung thư chết.

Sử dụng thuốc Y học cổ truyền

Y học cổ truyền sử dụng phương pháp “thất chẩn” để chẩn đoán một cách toàn diện về loại bệnh, giai đoạn, mức độ bệnh ung thư tuyến giáp nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp theo lý luận của y học cổ truyền.

Hiện nay, Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường là cơ sở chữa bệnh bằng Đông y uy tín, đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp cho kết quả tốt. Tại nhà thuốc, người bệnh được thăm khám và điều trị bệnh dựa trên nguyên tắc:

– Giải độc cơ thể toàn diện từ khí huyết đến tạng phủ.

– Làm lành các thương tổn và phục hồi khả năng miễn dịch từ đó tự loại bỏ dị vật của cơ thể.

– Làm sạch nội môi bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh, cân bằng quá trình đồng hóa và dị hóa.

– Dùng bài thuốc bôi được bào chế từ phương thuốc của y tổ Tuệ Tĩnh làm teo khối bất thường.

– Dùng “Thần Châm” với mục đích huy động nguồn năng lượng nội sinh đến vùng tuyến giáp để tiêu khối u.

Ngoài việc chẩn đoán chính xác loại bệnh và tình trạng bệnh lý, đưa ra được pháp điều trị phù hợp. Muốn điều trị ung thư tuyến giáp cho kết quả tốt còn phải phụ thuộc vào bản thân bệnh nhân và sự chăm sóc của gia đình. Bệnh nhân có tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm chiến thắng bệnh tật, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ thuốc, chế độ ăn theo y lệnh của thầy thuốc, được sự quan tâm, tận tình chăm sóc động viên của người nhà thì việc đẩy lùi bệnh tật không phải là điều quá khó.

BS. Thu Thủy

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

Số 5 – 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 – 0937638282