Tìm hiểu về đau do ung thư và điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Với tiến bộ y học ngày nay việc điều trị ung thư đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn còn nhiều người bệnh vẫn không qua khỏi được, đặc biệt là những người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị không kịp thời. Trong đó có rất nhiều bệnh nhân phải chịu những cơn đau đớn dữ dội trước khi tử vong. Vậy có những phương pháp nào giúp giảm đau cho bệnh nhân ung thư? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Đau do ung thư
Đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối (khi mà các khối ung thư xâm lấn, di căn xa) bị đau đớn, 60 – 80% có những cơn đau nặng, dữ dội. Một số loại bệnh ung thư gây đau sớm như ung thư thần kinh – não, ung thư xương. Đau do ung thư là đau mãn tính, dai dẳng có khi kéo dài vài tháng đến vài năm nếu không có biện pháp kiểm soát.
Vì sao ung thư lại gây đau?
Triệu chứng đau xuất hiện khi ung thư di căn vào xương, thần kinh, phần mềm và tạng, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư thận, ung thư hắc tố và ung thư xương. Đau tăng khi khối u có loét, có viêm quanh khối u. Đôi khi, bệnh nhân còn đau do các biện pháp điều trị ung thư như: Đau sau phẫu thuật mở lồng ngực, đau do viêm cơ sau xạ trị, đau do viêm các rễ thần kinh sau điều trị hóa chất.
Các biểu hiện đau do ung thư
Đau tạng hay đau do cảm giác tự thân: Bệnh nhân bị đau do kích thích dây thần kinh cảm giác ở da, gân, xương và ở tạng. Loại đau này có các đặc điểm như: Đau bứt rứt, đau chói, khu trú rõ. Đau tạng thường ít khu trú vì gây căng vỏ gan, túi mật, tắc niệu quản. Đau tạng dịu đi khi bệnh nhân dùng các thuốc giảm đau thông thường.
Đau nguồn gốc thần kinh: Gọi là đau loạn cảm (Deafferentation pain) do tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Loại đau này có cảm giác bỏng rát, như cắn xé da thịt, hay phối hợp với loạn cảm và tăng cảm. Đau do nguồn gốc thần kinh phải dùng các loại thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc tê hoặc phẫu thuật thần kinh mới có thể cắt được.
Đau do cảm giác của bệnh nhân ung thư: Bệnh nhân ung thư bị chịu tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý, xã hội. Vì vậy, cần phải đánh giá đau trong bối cảnh đau tổng thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơn đau của bệnh nhân ung thư bao gồm:
– Nguyên nhân thực thể: Suy kiệt cơ thể do bệnh ung thư, tác dụng không mong muốn của điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị), các tổn thương ung thư, các tổn thương khác ảnh hưởng bởi khối ung thư.
– Tâm lý chán nản: Bệnh nhân ung thư có thể bị chán nản, lo mất vị trí xã hội, mất thu nhập, mất vai trò trong gia đình, mất ngủ và mệt mỏi dài ngày, cảm giác bị bỏ rơi, diện mạo thay đổi và kém sắc…
– Cảm giác bực bội: Những phiền nhiễu về hành chính, bạn bè ít thăm hỏi, chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị…
– Tâm lý lo âu: Sợ bệnh viện, sợ chết, tinh thần suy sụp, lo lắng cho mọi người và kinh tế gia đình, lo lắng cho tương lai…
Nguyên nhân điều trị đau do ung thư thất bại
Không phải lúc nào bệnh nhân ung thư bị đau đớn cũng có thể được giải quyết cơn đau. Vậy những nguyên nhân điều trị đau do ung thư không thành công là gì?
– Không biết biện pháp chống đau ung thư hiệu quả;
– Thiếu thuốc giảm đau, đặc biệt là Morphine;
– Bệnh nhân không thực hiện theo đúng y lệnh của thầy thuốc.
Thăm dò đánh giá đau do ung thư
Để đánh giá đau do bệnh ung thư, mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc là yếu tố quan trọng nhất. Đau là cảm giác chủ quan mà hiện nay chưa có test chẩn đoán và phương pháp đo đếm chính xác. Thầy thuốc phải thật sự thông cảm và thấu hiểu bệnh nhân; phải lắng nghe và phải đảm bảo cho bệnh nhân rằng có thể khống chế được sự đau đớn đó.
Để đánh giá được sự đau của bệnh nhân ung thư, thầy thuốc cần dựa vào: Nét mặt để bệnh nhân đánh giá mức độ đau đớn, hỏi về thời gian đau và không đau trong ngày, hoạt động hàng ngày và chú ý đến tác dụng không mong muốn của thuốc, phải quan sát sự khó chịu, mất ngủ, kém ăn của bệnh nhân, sự phàn nàn của người nhà. Bên cạnh đó, thầy thuốc cần phải kết hợp thăm dò hiệu quả các liệu pháp giảm đau.
Các phương pháp điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư cần phải được lồng ghép trong quá trình điều trị bệnh ung thư sao cho kích thước khối u giảm đi sẽ giảm bớt được đau đớn và các biện pháp giảm đau cũng sẽ loại bỏ dần dần. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau phải dựa vào mức độ đau của từng bệnh nhân mà lựa chọn các thuốc từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là các nhóm thuốc giảm đau thường dùng:
– Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm non-steroid: Các thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên chúng có các tác dụng không mong muốn như: Kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, có thể gây loét dạ dày, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy thận…
Các thuốc này dùng tốt khi bệnh nhân ung thư đau do di căn xương và có thể phối hợp với Morphine.
– Nhóm Acetaminophen: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên nếu dùng liều lớn sẽ gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể phối hợp với Morphine.
– Codein: Có tác dụng giảm ho và giảm đau nhẹ hơn Morphine 1/10 lần, tác dụng giảm đau kéo dài được trong vòng 3 – 4 giờ.
– Morphine: Có tác dụng giảm đau mạnh trong 3 – 4 giờ đầu tiên. Ngoài Morphine còn có các chế phẩm khác như: Thuốc chủ vận một phần (Buprenorphine), chủ vận đối vận (Fortal và Nubain), đối vận đơn thuần (Nalorphine). Nhóm thuốc này có một số tác dụng không mong muốn như: Say, ngủ gà, táo bón, buồn nôn. Những tác dụng phụ này không quá trầm trọng, chỉ nhẹ và thoáng qua. Trường hợp bệnh nhân điều trị ung thư hiệu quả, không còn đau nữa sẽ hết nhu cầu dùng giảm đau bằng Morphine và không bị nghiện. Khi đau kéo dài ở những bệnh nhân ung thư không điều trị được sẽ phải dùng Morphine cho đến những ngày cuối. Tỷ lệ nghiện thực sự Morphine không đáng kể.
Điều trị bệnh ung thư bằng Nam Y là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Cho đến nay, phương pháp này đã có nhiều thành tựu trong việc tiêu u, tăng cường thể trạng, kiểm soát cơn đau, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư.
Ngoài thuốc điều trị bệnh ung thư từ các loại thảo dược tự nhiên, phương thuốc của bệnh nhân cũng sẽ được gia thêm các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ thống… để giảm đau. Theo lý luận y học cổ truyền, “thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”, việc tiêu ứ, hoạt huyết; làm thông kinh lạc, khí huyết ắt sẽ làm giảm cơn đau.
Trong đó, sâm Ngọc Linh là loại thuốc quý có tác dụng ưu việt hơn hẳn các loại sâm khác, được dùng để làm thuốc bổ, chữa nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ung thư và giảm đau rất tốt cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Để giảm đau cho bệnh nhân ung thư, có thể dùng liều 30 – 40g/ngày sâm Ngọc Linh tươi và 10 – 12g/ngày sâm Ngọc Linh khô.
Ngoài việc sử dụng thuốc và sâm Ngọc Linh, y học cổ truyền Việt Nam còn có những phương pháp giảm đau khác cho bệnh nhân ung thư như châm cứu, trị liệu giảm đau.
Trong điều trị bệnh ung thư, cần phải phối hợp các phương pháp, điều trị toàn diện từ việc tăng cường miễn dịch, giải độc cơ thể, tiêu u… cho đến việc cải thiện các triệu chứng kèm theo, đặc biệt là giảm đau cho bệnh nhân ung thư.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)