Đóng

Trị liệu cho bệnh nhân ung thư

Tăng hiệu quả điều trị ung thư tại nhà, có thể hay không?

Với bệnh lý phức tạp như ung thư thì quá trình điều trị cũng rất gian nan và cần nhiều quyết tâm. Và việc điều trị ấy muốn có hiệu quả thì cần có sự đồng điệu, kết hợp, tin tưởng giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Những biện pháp đơn giản mà hiệu quả tốt là một trong các phương cách giúp người bệnh kết hợp cùng thầy thuốc trong quá trình điều trị ung thư trường kỳ.

Tăng hiệu quả điều trị ung thư tại nhà, có thể hay không

 

Những yếu tố tác động đến quá trình điều trị ung thư

Với bệnh lý phức tạp như ung thư thì quá trình điều trị cũng rất gian nan và cần nhiều quyết tâm. Và việc điều trị ấy muốn có hiệu quả thì cần có sự đồng điệu, kết hợp, tin tưởng giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

Về phía thầy thuốc: Cần có chuyên môn sâu, kinh nghiệm lâm sàng, khả năng cho phác đồ điều trị linh hoạt. Đồng cảm, sẻ chia với bệnh nhân và người nhà, giúp cho họ được lành không những thân bệnh mà cả tâm bệnh.

Về phía người bệnh: Nếu trước đó có lối sống lành mạnh thì cần duy trì và tuân thủ chặt chẽ việc điều trị bệnh ung thư. Còn nếu trước đó sống tự do, buông thả, có những thói quen tác động xấu đến sức khỏe thì việc thay đổi bản thân ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Cần thay đổi toàn diện từ chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt, suy nghĩ, trạng thái tinh thần. Ngoài ra cũng có những phương pháp người bệnh có thể áp dụng song song để nâng cao sức khỏe, kích thích khả năng tự sửa chữa của cơ thể. Từ đó việc chữa bệnh không chỉ là một chiều do thầy thuốc tự quyết định, gửi gắm toàn bộ sinh mạng trong tay thầy thuốc nữa, mà là sự cố gắng, mong muốn có sức khỏe và tìm kiếm lại sự sống của người bệnh nữa. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản đã được chắt lọc, bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng.

Các phương pháp thúc đẩy hiệu quả điều trị ung thư tại nhà

Chườm nóng với tương đậu nành

Đậu nành rất quen thuộc với người Việt Nam, với những món ăn, thức uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong đậu nành chứa rất nhiều lysine – một axit amin thiết yếu cho cơ thể. Lysin tham gia vào quá trình hình thành xương, phát triển cơ thể rất tích cực, các axit không bão hòa khác trong tương đậu nành thì có vai trò chống tích tụ cholesterol thành mạch, giảm thiểu các bệnh lý về xơ vữa mạch, giúp máu tuần hoàn thông lợi. Người ta còn tìm thấy nhiều isoflavone một chất chống ung thư trong đậu nành, và một loại phospholipid là lecithin có tác dụng tăng cường trí nhớ.

Ngoài sử dụng đậu nành tươi, khi đem lên men loại hạt này cũng sinh ra rất nhiều các chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể như enzyme nattokinase (do trực khuẩn bacillus subtilis có mặt trong quá trình làm tương đậu nành sinh ra) cho thấy hiệu quả làm tan cục máu đông cực cao trên thí nghiệm. Một số chất khác như methionine thúc đẩy khả năng thải độc của gan, tăng cường sức khỏe; linoleic axit lại rất tốt cho chị em khi giúp làm sạch và đẹp da. Một tác dụng đặc biệt khi chườm, đắp tương đậu nành thì lại có khả năng điều tiết trao đổi hấp thu canxi và phospho giúp xương và tế bào chắc khỏe hơn nhờ các thành phần từ đậu nành thẩm thấu qua da. Chườm tương đậu nành nóng còn hỗ trợ phòng tránh và điều trị sốt, táo bón, viêm phúc mạc, đột quỵ…

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng hai thìa tương đậu dàn đều ra miếng gạc, sao cho phần tương dày khoảng 0,5cm; một mặt bọc nilon.

– Đặt miếng tương đậu lên quanh rốn (phần gạc áp vào da, phần nilon ngửa lên) và đặt một túi giữ ấm lên.

– Sau khoảng 1-2 tiếng (có thể đắp vào lúc ngủ trưa hoặc buổi tối) bỏ ra, rửa sạch lại vùng da bằng nước ấm và lau khô. Một miếng tương đậu nành chuẩn bị có thể chườm như trên 2-3 lần.

Thuốc đắp từ khoai sọ và củ mài

Khoai sọ và củ mài (hay còn biết đến với tên vị thuốc hoài sơn) chế làm thuốc sử dụng rất nhạy với các chứng đau hoặc loại bỏ mụn nhọt. Thuốc ấy cũng có tác dụng khi điều trị các chứng bệnh ung thư da, ung thư vú, ung bướu, chứng vai gáy, viêm khớp, viêm tai giữa… Đối với trẻ em đang ở độ tuổi dậy thì còn giúp hỗ trợ phát triển chiều cao. Khi kết hợp dùng thuốc từ củ mài với chế độ ăn nhiều rau xanh và áp dụng thực hiện tắm gió hàng ngày đúng cách, các hoạt động sống trong cơ thể sẽ được cải thiện rõ rệt, thuốc và các phương pháp điều trị bệnh lý như ung thư sẽ tăng nhanh hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị: khoai sọ 20g, củ mài 20g, bột mì 40g, gừng khô tự nhiên 10g, muối tre 10g. Củ mài và khoai sọ nguyên vỏ bỏ lên bếp nướng cho đến khi vỏ bong ra (khoai sọ cần nướng kỹ hơn tránh gây kích ứng, mẩn ngứa trên da khi đắp, đặc biệt người có da nhạy cảm).

– Bỏ vỏ hai loại củ đã nướng, nạo hoặc mài nhuyễn cùng gừng, rồi trộn đều với bột mì và muối tre.

– Lấy một lượng thuốc đã trộn để lên gạc, dùng nilon phủ lên mặt trên rồi ép chặt, dàn đều thành những miếng khoảng 0,3cm.

– Đắp mặt gạc lên vùng bị đau, hoặc nơi khối u để qua đêm, nếu người phát sốt và thuốc nhanh khô thì thay miếng thuốc mới. Phần thuốc làm dư cất trong hộp kín, bảo quản nơi khô thoáng mát.

Chườm nóng và mát-xa với dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu giúp loại bỏ chứng viêm và thải độc, rất có hiệu quả trong việc điều trị vết bỏng, mụn nhọt, táo bón, có tác dụng tốt trong việc điều trị và phòng tránh bệnh lây nhiễm. Đặc biệt, vì có tác dụng điều trị nhạy với chứng phù bạch huyết nên dầu thầu dầu còn hiệu quả trên các bệnh liên quan chặt chẽ với hệ bạch huyết như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, đau bụng kinh… Hạch bạch huyết tập trung vùng cổ, thượng đòn, nách, háng, gối; khi các chất cặn bã không được đào thải hết và tích tụ lại tại những vị trí này, sẽ ảnh hưởng khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm làm cho con người dễ mắc bệnh. Phương pháp mát-xa và chườm nóng bằng dầu thầu dầu này có tác dụng thải độc tố trong da, cũng như loại bỏ các chất cặn bã tích tụ ở hạch bạch huyết.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Lấy lượng dầu thầu dầu vừa đủ xoa lên vùng bị đau, một ít lên tay rồi xoa, mát-xa trong vòng 10-20 phút; sau đó lau lại bằng khăn khô mềm.

– Cách 2: Dùng khoảng 3-4 miếng gạt để tạo thành miếng dày rồi tẩm dầu thầu dầu lượng vừa đủ lên. Đắp trực tiếp gạc đó lên vùng bị đau hoặc những vị trí có hạch bạch huyết, lấy màng bọc thực phẩm phủ hoặc quấn cố định, dùng túi chườm nóng trong khoảng 1 tiếng và bỏ gạc, lau sạch bằng khăn.

Ngâm chân

Bàn chân được coi là trái tim thứ hai của cơ thể người, thường xuyên ngâm chân nước ấm được áp dụng từ xa xưa như một phương pháp dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe rất tốt. Đặc biệt với những người hệ miễn dịch kém như bệnh nhân ung thư, thì ngâm chân vừa củng cố quốc phòng phòng chống bệnh tật thứ phát, vừa tăng hiệu quả các phương pháp đang điều trị bệnh. Ngâm chân giúp ôn ấm các huyệt đạo kinh Can, Tỳ, Thận là những kinh âm quan trọng, thúc đẩy tuần hoàn máu, bài tiết độc tố cùng các chất cặn bã ra ngoài qua đường mồ hôi. Cơ thể khi này ấm lên, các enzyme chi phối các chức năng các tạng phủ trong cơ thể cũng được hồi phục, nhờ đó mà kích thích nâng cao khả năng tự chữa trị của cơ thể. Ngoài ra, ngâm chân còn giúp cơ thể thư thái thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng – yếu tố bất lợi với mọi bệnh lý.

Cách thực hiện rất đơn giản: Chỉ cần có một chậu nước ấm khoảng 37-42oC, hòa thêm chút muối, vài lát gừng. Ngâm chân khoảng 15-20 phút, có thể thêm nước ấm nếu trời lạnh nước hạ nhiệt nhanh hoặc uống một chút nước ấm. Có thể kết thúc ngâm chân sớm hay muộn hơn 20 phút khi thấy chân ửng đỏ, hoặc toàn thân nóng lên, hay nách, bẹn ra mồ hôi.

Xông với tinh dầu

Xông tinh dầu là phương pháp trị liệu kết hợp giữa các lý luận về kinh lạc và việc sử dụng hơn 30 loại tinh dầu chiết xuất từ rất nhiều loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh. Phương pháp xông này có khả năng cải thiện giảm nhẹ một số triệu chứng bệnh và còn tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ cần kiểm soát được nguồn gốc của tinh dầu và thời gian xông, thì khi áp dụng sẽ không cần lo lắng vì rất an toàn, không xuất hiện tác dụng phụ gì.

Những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có điểm chung giống nhau là thân nhiệt thường thấp, ở khoảng dưới 36,5oC. Hiện tượng thân nhiệt giảm song song với sự gia tăng kích thước của các khối ung thư là do neopterin (một loại protein do các tế bào ác tính giải phóng ra trong quá trình tăng sinh). Chất này làm khả năng điều chỉnh thân nhiệt cơ thể bị tê liệt. Cách thức này giúp các tế bào ung thư vốn chịu nhiệt kém tránh được sự tấn công của hệ miễn dịch và trên thực tế, khi nhiệt độ cơ thể giảm, mạch máu co lại khiến việc tuần hoàn máu trở nên khó khăn hơn, khả năng bài tiết cũng giảm xuống nên độc tố và các chất cặn bã tích tụ nhiều lên trong cơ thể, từ đó khả năng miễn dịch cũng kém đi. Bên cạnh đó, hoạt động trao đổi chất của cơ thể tụt giảm nhanh chóng nên tất cả chức năng khác như tiêu hóa, chức năng của các hormone, các hạch bạch huyết của tế bào miễn dịch…cũng suy giảm nghiêm trọng. (Theo chia sẻ của Tiến sĩ Đông y học Hàn Quốc Ki-yong Jo).

Phương pháp xông với tinh dầu ở giai đoạn này không quá nóng với thân nhiệt của bệnh nhân, hơn thế các tinh chất còn có khả năng thâm nhập sâu vào trong tạng phủ giúp tăng thân nhiệt, đào thải oxy hoạt tính có hại ra khỏi cơ thể, qua đó tăng tính linh hoạt cho hoạt động của các tế bào miễn dịch. Với mỗi 1oC thân nhiệt tăng lên, khả năng miễn dịch sẽ tăng lên 6 lần và với phương pháp xông tinh dầu có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 39oC.

Khi một người thật sự mưu cầu sức khỏe, mong muốn khỏi bệnh thì sẽ có cơ hội cao hơn rất nhiều so với trường hợp người bệnh chán nản, buông xuôi. Những biện pháp đơn giản mà hiệu quả tốt như trên là một trong các phương cách giúp người bệnh kết hợp cùng thầy thuốc trong quá trình điều trị ung thư trường kỳ; hay ngay cả những ai quan tâm đến sức khỏe cũng có thể áp dụng để trở thành “bác sĩ” thân thiết và hiểu rõ bản thân nhất. Để áp dụng được đúng và hiệu quả nhất, quý bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang trực tiếp điều trị toàn diện của mình. Vì đây là các phương pháp được nghiên cứu có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch (điều này rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư do hệ miễn dịch thường sụt giảm do quá trình điều trị lâu dài cũng như ảnh hưởng yếu tố tinh thần), kích thích sự hoạt động của các chất nội sinh, không phải phương pháp thay thế điều trị. Hơn nữa khi cơ thể có bệnh lý ung thư thường rất nhạy cảm, nên khi áp dụng bất cứ phương pháp nào mới đều cần chậm, chuẩn, chắc bằng cách trao đổi mật thiết với bác sĩ và lắng nghe sự thay đổi cơ thể của mình.

BS. Tú Uyên (Thọ Xuân Đường)