Đóng

Ung thư da

Những điều cần biết về ung thư da

Ung thư da là bệnh lý khởi nguồn từ tế bào da do có sự sai lệch hoặc/ và kèm theo các yếu tố thuận lợi thúc đẩy dẫn đến loạn sản, mất kiểm soát và hình thành các khối trên mặt da. Các tổn thương có thể lan rộng tại chỗ hoặc di căn sang bộ phận khác. Bệnh có thể phát triển từ biểu mô da hoặc các tuyến dưới da.

Những điều cần biết về ung thư da

 

Ung thư da là gì, những ai có nguy cơ mắc ung thư da?

Ung thư da là bệnh lý khởi nguồn từ tế bào da do có sự sai lệch hoặc/ và kèm theo các yếu tố thuận lợi thúc đẩy dẫn đến loạn sản, mất kiểm soát và hình thành các khối trên mặt da. Các tổn thương có thể lan rộng tại chỗ hoặc di căn sang bộ phận khác. Bệnh có thể phát triển từ biểu mô da hoặc các tuyến dưới da.

Da là bộ phận có diện tích lớn nhất, bao trùm đa phần cơ thể con người. Da có tác dụng bảo vệ, tiếp nhận kích thích sớm từ môi trường, điều hòa thân nhiệt, duy trì cân bằng nước và điện giải… Cũng chính vì diện tích tiếp xúc với môi trường, ánh nắng và các tác nhận gây hại lớn nên da có thể gặp tổn thương như các bệnh lý da liễu và nguy hiểm nhất là ung thư da.

Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lý này. Dịch tễ học thống kê ung thư da gặp ở người ở độ tuổi trung niên nhiều hơn người trẻ, và nam cao hơn nữ. Mặc dù chưa có nguyên nhân cụ thể chính xác, nhưng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư da:

– Tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với tia và chất độc hại: Những người làm việc ngoài trời, các vận động viên luyện tập và thi đấu ngoài trời, người thường xuyên tắm nắng… Lượng tia UV cực đại từ mặt trời vào khung giờ 9-16h, vào mùa hè thời gian ấy có thể dài hơn. Các dấu hiệu ung thư da thấy sớm nhất ở những vùng da không được che chắn như mặt (90%). Nguyên nhân chủ yếu là tia UV trong các nguồn từ mặt trời, giường tắm nắng, đèn hồ quang, đèn hơi thủy ngân hay những loại máy làm khô móng trong ngành công nghiệp nails. Tùy vào năng lượng của nguồn phát tia, mà tia UV có thể gây lão hóa, nhăn da, đen da, hoặc gây hư hại DNA trên da dẫn đến ung thư da. Chụp X-quang, CT scanner,..sử dụng tia X đi qua cơ thể có thể tích lại gây biến đổi gen qua thời gian và tiến triển thành ung thư da. Những nghề nghiệp như thợ mỏ, thợ xây, thợ hàn,… khi tiếp xúc với môi trường nhiều kim loại nặng, khí độc hại cũng là những đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư da, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên.

– Da và tóc sáng màu: Yếu tố màu da do lượng melanin dưới da quy định. Với những người da trắng, lượng melanin thấp hơn người da vàng, da nâu hoặc đen và dễ bị tổn thương hơn do nhạy cảm dễ bị bỏng và tàn nhang dưới tác hại của ánh nắng mặt trời. Thống kê đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ung thư da có làn da sáng màu cao hơn da tối màu, và những bệnh nhân có màu tóc tự nhiên như bạch kim, vàng, đỏ cũng tương tự.

– Số lượng và tính chất dị thường của nốt ruồi: Không phải bất cứ nốt ruồi nào cũng là dấu hiệu hay có thể tiến triển thành ác tính. Nhưng những người nhận thấy có số lượng nốt ruồi ở mặt, thân mình, tay chân nhiều hơn hẳn so với người xung quanh; hoặc có những nốt ruồi lớn, hình dạng bất đối xứng nhiều, tính chất da xù xì… lại cần quan tâm và theo dõi hơn. Vì rất có thể đó là dấu hiệu của các bất thường trong sắc tố da.

– Suy giảm miễn dịch: Người tuổi cao (kèm nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid… càng có nguy cơ cao); người mắc các bệnh tự miễn, sử dụng dẫn xuất của corticoid lâu ngày dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu; bệnh nhân đang tiếp nhận hóa – xạ trị điều trị một số bệnh lý ác tính khác.

– Tiền sử gia đình có người đã bị ung thư da: Khi có bố mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái bị ung thư da đặc biệt thể hắc tố thì rất có thể trong mã gen của gia đình có mang gen bệnh, cần chú ý hơn người không có tiền sử gia đình.

– Đã từng bị ung thư da: Đối với các bệnh lý ung thư đều có khả năng tái phát nên vẫn cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên, áp dụng duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt dành cho người bệnh ung thư được là tốt nhất. Vì khi đã xuất hiện bệnh, các tế bào ác tính lưu hành trong máu, khi gặp được điều kiện thuận lợi trong cơ thể vẫn có thể tăng sinh. Khi tái phát ung thư da có hai trường hợp: một là tái phát thể bệnh đã từng mắc, hai là một thể ung thư da khác.

Các loại ung thư da phổ biến và dấu hiệu nhận biết

Ung thư biểu mô tế bào đáy

Là dạng ung thư da phổ biến hay gặp nhất (khoảng trên 80% theo thống kê của ACS – Hiệp hội Ung thư Mỹ). Ung thư biểu mô tế bào đáy xuất phát từ tế bào đáy – tế bào cơ bản trong da có chức năng tạo ra các tế bào da mới thay thế tế bào chết, ở dưới lớp biểu bì.

Dấu hiệu hay thấy của ung thư da tế bào đáy là các tổn thương dạng vết sưng nổi lên trên mặt da, có thể trùng màu da, trong suốt hoặc nổi hồng đỏ, mờ và hay xuất hiện vùng đầu, mặt, tai… Có người lại là các nốt nhô lên mặt da màu nâu đen hoặc xanh thẫm. Với các nốt lớn hoặc nổi gờ cao đôi khi sẽ nhìn thấy các mạch máu nhỏ chằng chịt, chúng có thể vỡ ra gây chảy máu, nhẹ thì đóng vảy, nặng hơn có thể để lại các vết thương thứ phát.

Mặc dù là thể hay gặp nhất của ung thư da nhưng may mắn ung thư biểu mô tế bào đấy gần như không di căn và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư tế bào vảy

Đây là dạng ung thư da hay gặp thứ hai sau ung thư biểu mô tế bào đáy, nhưng khác với thể trên, ung thư tế bào vảy có mức độ ác tính cao hơn và có ghi nhận tỷ lệ tử vong khá cao. Vì ngoài gây tổn thương biểu bì da, chúng còn làm ảnh hưởng tế bào màng phổi, màng nhầy. Bản chất là u ác tính từ các tế bào gai tổn thương ở thượng bì và được bao bọc bằng bề mặt dày sừng sau đó tiến triển, xâm nhập xuống hạ bì, các mô liên kết dưới da. Sự hủy hoại của tế bào ác tính có thể cục bộ, hoặc lan rộng thậm chí di căn sang các bộ phận khác.

Biểu hiện hình thái trên da rất đa dạng, những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều, mà lại có các vết thương hở, lâu lành đều cần chú ý. Khối u phát hiện sớm có thể như một vùng, mảng sẩn đỏ, có dày sừng, tróc vảy khô hoặc vảy tiết, có lúc lại sần sùi, bên trong thì loét, chảy máu…

Sinh thiết da là tiêu chuẩn chính để chẩn đoán ung thư tế bào đáy trên da, có thể lấy ít nhất 3 vị trí: Trung tâm vết loét, ranh giới vết loét với vảy da, và vùng da xung quanh.

Actin dày sừng

Dày sừng actin được coi là dấu hiệu tiền căn của ung thư biểu mô tế bào vảy. Khi thấy các biểu hiện trên da như: Mảng da nhỏ hơi dày cứng, hoặc khô, hơi tróc lên và biến đổi màu sắc như hồng, đỏ hoặc nâu thì cần theo dõi sớm và sát sao. Vì rất có thể đầy là hiện tượng dày sừng actin, có khả năng tiến triển thành ung thư tế bào đáy khá nhanh nếu chủ quan bỏ qua.

U ác tính tế bào hắc tố

Đúng như tên gọi, loại u này phát triển từ các tế bào hắc tố da. Chiếm tỷ lệ khá thấp, khoảng 1% số bệnh nhân ung thư da. Những hắc tố da thấy rõ trên chính là các nốt ruồi trên cơ thể mỗi người. Với những nốt ruồi gia tăng kích thước theo thời gian, hoặc có những hình thái, biểu hiện bất thường như méo mó, không đối xứng, chảy dịch, chảy máu, đóng vảy… rất có thể sẽ tiến triển thành u ác tính.

U hắc tố có thể gặp ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nhiều hơn ở chân đối với nữ và ngực, lưng đối với nam. Chúng có thể ác tính và di căn nhanh gây nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị từ sớm.

Ung thư biểu mô tế bào Merkel da

Là một dạng hiếm của ung thư da, do sự phát triển quá mức của tế bào Merkel ở biểu bì da. Gặp nhiều hơn ở người cao tuổi da trắng, và nam nhiều hơn nữ. Có tốc độ phát triển và di căn nhanh nên rất nguy hiểm.

Biểu hiện trên lâm sàng điển hình là tăng sản nhanh, êm dịu không gây đau. Các dấu hiệu có thể thấy là tổn thương da sẫm màu, xanh hơi đỏ hoặc màu da, bóng và sần sùi.

Ngoài ra còn một số dạng ung thư da ít gặp và liên quan đến các bệnh lý suy giảm miễn dịch như ung thư hạch da, Kaposi sarcome, ung thư các tuyến phụ thuộc da…

Ngày nay do tác động môi trường ô nhiễm ở mức cực đoan, biến đổi thời tiết, phá hủy tầng ozone làm sự nguy hại của các tia tử ngoại đến sức khỏe con người, đặc biệt làn da là rất cao. Việc tìm hiểu về các bệnh lý nguy hiểm của da và các cách phát hiện, phòng chống là điều rất cần thiết với mỗi người.

Ung thư da có phương pháp điều trị không?

Hiện nay y học đã và đang áp dụng nhiều phương pháp điều trị ung thư da, tùy vào vị trí, hình thái, mức độ tổn thương, đánh giá di căn. Có thể kể đến như: Phẫu thuật [cắt bỏ da, nạo khối u và đốt điện, phẫu thuật lạnh, Mohs phẫu thuật (loại bỏ tổn thương từng lớp)]; xạ trị (chiếu tia năng lượng cao tại các vị trí da tổn thương, hoặc hạch); hóa trị (đường uống, bôi tại chỗ, hoặc truyền tĩnh mạch)… Ngoài ra còn có các phương pháp mới như liệu pháp sinh học, miễn dịch cũng đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi hơn trong điều trị ung thư da.

Y học cổ truyền hiện tại đang được nghiên cứu tiềm năng kết hợp, hỗ trợ điều trị ung thư da ở các giai đoạn. Với mỗi giai đoạn thầy thuốc sẽ có những chẩn đoán, biện luận và phác đồ phù hợp.

Nhà thuốc Đông Y Gia truyền Thọ Xuân Đường tự hào là cơ sở truyền thống lâu đời nhất Việt Nam, đang ngày đêm có những đóng góp vào hành trình điều trị các bệnh lý khó như động kinh, xơ cứng bì, ung thư trong đó có ung thư da.

BS. Tú Uyên (Thọ Xuân Đường)

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 – 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 – 0937638282

12024-12-31 23:59:592024-12-03T04:020